
7 mẹo hay để tạo một slogan ấn tượng _ Slogan là câu nói thể hiện giá trị, bản sắc thương hiệu. Slogan cũng là công cụ dùng quảng cáo mạnh mẽ, kích thích khách hàng tiềm năng hợp tác cùng doanh nghiệp. Nghĩ ra slogan hay là khởi đầu tốt đẹp cho những thành công tiếp theo. Khi slogan càng ấn tượng, càng dễ thu hút mọi người nhớ tới thương hiệu bạn.
Có thể bạn không tự suy nghĩ được slogan cho công ty. Những gì bài viết này gợi ý sẽ giúp bạn khơi nguồn ý tưởng, biết cách phát triển khẩu hiệu ấn tượng nhất.
1. Lợi ích chính cần được làm nổi bật
Doanh nghiệp bạn khác đối thủ ở điểm gì? Hãy cho khách hàng thấy điều đó qua ngay slogan. Trong chiến dịch quảng cáo, người ta thường tích hợp slogan trong logo. Vì vậy, nó sẽ là ấn tượng đầu tiên đối với người nhìn. Khi tạo slogan, hãy nhấn mạnh giá trị chính của công ty. Hãy coi đây chính là lời tâm tình mà công ty gửi tới khách hàng tiềm năng.
2. Giải thích những cam kết mà công ty mang lại cho khách hàng
Cho dù công ty bạn chẳng phải là duy nhất trong một lĩnh vực nhưng hãy sở hữu một khẩu hiệu “độc nhất vô nhị”. Bạn nên hướng đến những khẩu hiệu mà cam kết về chất lượng, đảm bảo sự hài lòng khách hàng và cống hiến của công ty.
3. Tiêu chí ngắn gọn
Slogan tuyệt vời nhất nên đạt độ dài tối ưu trong khoảng từ sáu đến tám từ. Khẩu hiệu càng dài càng lộn xộn, khó nhớ. Bạn chỉ nên để slogan là một câu dài khi chúng có vần điệu. Tuy nhiên, mục đích chính của slogan là giúp mọi người ghi nhớ thương hiệu thông qua những gì ấn tượng, dễ nhớ nên tiêu chí ngắn gọn vẫn được ưu tiên. Ví dụ như slogan Apple: “Think different” rất ngắn gọn, súc tích nhưng hiệu quả không hề nhỏ.
4. Tính vần điệu, nhịp điệu
Nếu bạn muốn câu khẩu hiệu dài thì hãy đảm bảo nó đáp ứng được các yêu cầu: tính vần điệu, nhịp điệu và có âm vang. Dù là đọc hay nghe thì slogan vẫn nên dễ nghe, dễ nhớ. Thực tế là những slogan mang vần điệu như lời bài hát thường dễ nhớ hơn. Chẳng hạn: slogan của Prudential: “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”. Nếu bạn mới Startup thì nên lựa chọn những khẩu hiệu biểu đạt được trực tiếp giá trị của mình thay vì những slogan ngắn mang nhiều ý nghĩa. Để khách hàng hiểu, liên tưởng tới sản phẩm qua slogan ngắn như của Apple, họ cần thời gian dài gây dựng điều đó.
5. Tính trung thực trong slogan
Đôi khi, trong quá trình suy nghĩ và viết slogan, chúng ta thường sa đà vào những điều hoa mỹ. Điều bắt buộc trong slogan là tính trung thực, phản ánh đúng sự thật, giá trị mà công ty mang lại. Những từ sáo rỗng như “là số một”, “hàng đầu”, “tốt nhất trong các doanh nghiệp”, “đẳng cấp” nên hạn chế dùng vì nó mang tính chung chung. Hãy lựa chọn từ ngữ tinh tế, nhấn mạnh được vào đặc quyền công ty.
6. Kêu gọi hành động trong khẩu hiệu
Slogan bản chất là lời kêu gọi hành động. Bạn hãy tích hợp nó cho khẩu hiệu công ty mình như Slogan Nike làm “Just do it”. Tạo slogan theo kiểu này tương đối hiệu quả.
7. Thay đổi slogan phù hợp với xu hướng
Bạn luôn muốn có một slogan “trường tồn” với thời gian? Tuy nhiên, đừng gói mình trong khuôn khổ ấy. Bạn hãy thay đổi slogan khi bạn thích. Đừng ngại thay đổi! Không ai ngăn cấm bạn ngừng sáng tạo cả. Cũng như KFC, họ thay đổi slogan đã quen thuộc với bao thế hệ thành “So good” như hiện nay. Thay đổi để trở nên tốt hơn nhưng đừng liên tục khiến khách hàng chẳng thể nhớ nổi khẩu hiệu công ty bạn hiện tại là gì
Nguồn: Thiên Thời Media