Brand guidelines là gì và tầm quan trọng của Brand guidelines

Quá trình thiết kế thương hiệu luôn cần tới rất nhiều thời gian và sự sáng tạo bởi các yếu tố thuộc về thương hiệu sẽ đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình làm việc về sau. Tuy nhiên không phải cũng hiểu được về tổng thể cũng như ý nghĩa của thương hiệu của bạn. Vì vậy, bạn cần tới Brand guidelines để hỗ trợ bạn việc này. Brand guidelines giúp truyền bá thông điệp một cách nhanh chóng cũng như giúp nhân viên có thể hiểu rõ nhất về doanh nghiệp. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ về Brand guidelines là gì và tầm quan trọng của Brand guidelines.

Brand guidelines là gì?

Brand guidelines tương tự như một cuốn sổ tay, trong đó có các thông tin chi tiết, hướng dẫn đầy đủ các yêu cầu về màu sắc, hình khối,… thuộc về thương hiệu.

Có khá nhiều người vẫn xem nhẹ Brand guidelines, tuy nhiên đây  sẽ là kim chỉ nam hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc PR, truyền thông. Đặc biệt, với nhân sự mới, chúng có thể giúp cho họ hiểu về thương hiệu, hiểu về các định hướng của doanh nghiệp một cách rõ ràng nhất.

Làm Brand guidelines không khó và thực tế không tốn nhiều thời gian, nhất là khi bạn đã xây dựng thương hiệu được một cách nhất quán. Vì vậy, chúng tôi khuyên rằng nếu bạn đã dần xây dựng được thương hiệu thì nên chuẩn bị Brand guidelines để thể hiện được ngôn ngữ, hình ảnh, định hướng thương hiệu rõ ràng.

Những phần cần có trong Brand guidelines

1. Giới thiệu chung

Đầu tiên, thông tin không thể thiếu là phần giới thiệu chung trước khi vào các thông tin chi tiết. Thông tin tổng quan như giới thiệu, tầm nhìn, sứ mệnh,… bạn cần lọc các thông tin đặc trưng và dễ nhớ khi cho vào Brand guidelines.

Phần thông tin giới thiệu ấn tượng sẽ giúp người đọc mong muốn tìm hiểu nhiều hơn về thương hiệu.

2. Logo

Logo là phần quan trọng nhất trong thương hiệu và là thứ giúp khách hàng nhận diện và phân biệt thương hiệu của bạn. Thực tế logo đẹp chưa đủ, logo cần chứa đựng những ý nghĩa, câu chuyện và có thể đứng nổi bật trên thị trường mới là điều giá trị.

Trong Brand guidelines, bạn nên phân tích được điều này. Ngoài ra, bạn có thể hướng dẫn linh hoạt khi sử dụng logo. Đôi khi, logo khi sử dụng trong các điều kiện khác nhau sẽ có những điểm khác biệt cần thay đổi hình dáng, màu sắc, và điều này nên được trình bày rõ ràng trong Brand guidelines.

Tuy nhiên, để tránh việc làm Brand guidelines quá lộn xộn, bạn cần ghi chú rõ cho từng phiên bản để hợp với nhu cầu khi sử dụng.

3. Font chữ

Font chữ cũng là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến thương hiệu và phong cách thương hiệu của bạn. Từ các loại font truyền thống, các font hiện đại hơn, font viết tay,… đều được các doanh nghiệp tận dụng.

Vì vậy, bạn cần thống nhất được font chữ trong suốt quá trình hoạt động để thương hiệu của bạn luôn xuất hiện một cách chỉn chu và nhất quán nhất.

4. Màu chủ đạo

Mỗi màu sắc đều mang một tầng ý nghĩa đại diện khác nhau, vì vậy khi lựa chọn màu chủ đạo bạn cũng cần chú ý tới những điểm ý nghĩa mà màu sắc đó mang lại.

Màu chủ đạo sẽ là màu đồng hành cùng thương hiệu trên tất cả các ấn phẩm nhó, quyết định đến độ nhận diện. Vì vậy, bạn cần chỉ rõ tông màu thương hiệu đang có, cách sử dụng hay cách phối màu,… nếu có từ 2 màu chủ đạo trở lên.

5. Phong cách

Điều quan trọng không kém trong Brand guidelines là trình bày được về phong cách thương hiệu của bạn hướng tới. Phong cách này có thể thể hiện trên các hình ảnh quảng cáo, qua câu chữ trên các bài viết và điều này sẽ tùy thuộc theo đối tượng khách mục tiêu của thương hiệu hướng tới.

Nhiều thương hiệu trẻ, hướng tới đối tượng trẻ sẽ cần tới lời văn tích cực, trẻ trung, gần gũi với các hình ảnh trẻ, năng động. Ngược lại nếu hướng tới đối tượng trung niên thì nội dung cần chặt chẽ, lịch sự và tạo được sự tin tưởng.

Vì vậy, trong Brand guidelines bạn cần cho thấy được điều này, từ đó để các nhân viên mới có thể dễ dàng nắm bắt và sử dụng hình ảnh, câu từ hợp lý khi làm việc. Khi lên nội dung cho Brand guidelines, bạn cũng cần lưu ý về những ví dụ  cho từng phần để mọi người khi đọc có thể hình dung trong quá trình sử dụng các ấn phẩm, mọi người cần áp dụng như thế nào.

Nhìn chung, với Brand guidelines, đây là ấn phẩm sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc truyền tải thông tin cũng như giúp các nhân viên có thể dễ dàng nắm bắt được thông tin, hiểu được rõ ràng về thương hiệu và những đặc trưng của thương hiệu.

Xem thêm: Thiết kế bộ nhận diện văn phòng gồm những gì?

0 0 votes
Đánh giá bài viết
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Mở rộng thương hiệu – Thành công hay Thất bại?

bởi admin
Quản lý thương hiệu đã trở thành một thách thức khá lớn đối với các nhà quản lý thương hiệu. Sự...

5 bước chính của quy trình thiết kế thương hiệu

bởi admin
Là đại diện cho công ty hoặc tổ chức của bạn, thương hiệu được cho là một trong những điều...

Mẹo xây dựng nhận thức về thương hiệu hiệu quả

bởi admin
Xây dựng nhận thức về thương hiệu là 1 việc rất quan trọng khi tạo cơ hội bán hàng. Giống...

5 mẹo về cách tạo tờ rơi quảng cáo hỗ trợ bán hàng

bởi admin
Cố gắng tạo một tờ rơi thiết kế đồ họa mà không có bất kỳ kinh nghiệm sẽ rất khó...

Mẹo xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với khách hàng của bạn

bởi admin
Các mối quan hệ bền vững là thành phần quan trọng giúp doanh nghiệp của bạn khác biệt với các...

Cách tạo và kiểm tra tên doanh nghiệp của bạn

bởi admin
Chọn tên là một trong những điều quan trọng nhất bạn sẽ làm cho công ty của mình. Tên phải...
BÀI VIẾT XEM NHIỀU
error: Content is protected !!