Các bước xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trước bối cảnh hội nhập nền kinh tế toàn cầu, việc xây dựng thương hiệu đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các startup hay doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs – Small and Medium sized Enterprises) lại càng quan trọng. Tuy nhiên, việc đó lại không hề dễ dàng. Xây dựng thương hiệu đối với mỗi doanh nghiệp mà nói là quá trình tạo dựng tên tuổi, xây dựng vị trí cho mình trong thị trường từ niềm tin của khách hàng và đối tác. Bởi vậy việc tìm hiểu Các bước xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ là điều vô cùng quan trọng, hãy cùng tham khảo với chúng tôi ngay sau đây.

Một thương hiệu tốt là thương hiệu đem đến cho khách hàng ngoài các sản phẩm chất lượng còn nhiều yếu tố khác để chúng ta đánh giá. Chính vì vậy, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong quá trình tạo dựng thương hiệu cần hiểu rõ lợi thế của mình trong phương diện nào và tập trung phát triển vào nó. Vid dụ như: tên công ty, văn hóa doanh nghiệp, logo thương hiệu, chất lượng sản phẩm,…

Hiện tại, thị trường Việt Nam có tới hơn 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với số lượng như vậy, tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khá cao. Vậy làm thế nào doanh nghiệp của bạn trở nên mạnh mẽ với một thương hiệu khác biệt? Dưới đây là các bước cơ bản trong quy trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ:

1. Tìm hiểu khách hàng mục tiêu

Sản phẩm của doanh nghiệp được sản xuất ra nhằm phục vụ các nhu cầu người tiêu dùng. Nhóm khách mục tiêu chính là nhóm đối tượng mà bạn nên tập trung vì họ là những người có thể và sẵn sàng chi trả cho sản phẩm của bạn. Việc nghiên cứu, tìm hiểu khách hàng mục tiêu không chỉ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hành vi tiêu dùng của họ mà còn tìm ra những điều cần cải thiện trong sản phẩm, dịch vụ của mình. Mục đích là có nhiều khách hàng hơn, doanh thu cao hơn và thương hiệu có độ phủ sóng rộng hơn.

2. Tìm hiểu thị trường

Bên cạnh việc hiểu được khách hàng, bước tìm hiểu và nghiên cứu thị trường là không thể thiếu trong khi xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bạn cần biết thì trường đang có những biến động hay sự thay đổi như thế nào trong tương lai để có những ứng biến kịp thời. Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu đối thủ để biết lợi thế cạnh tranh của mình là gì. Với một số lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam như hiện nay, để nắm nhiều cơ hội thành công, bạn cần hiểu rõ đối thủ và hiểu rõ vị trí của mình để mỗi bước đi thêm phần chắc chắn.

3. Xây dựng chiến lược cho thương hiệu

Sau khi phân tích và nghiên cứu các yếu tố cần thiết, bạn cần thiết lập ma trận SWOT và đi đến xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp, dựa trên mục tiêu ban ngắn hạn và dài hạn đã xác định. Hãy xây dựng chiến lược phù hợp nhất với vị trí hiện tại của thương hiệu mình để kết quả thành công cao hơn.

4. Tạo bộ nhận diện thương hiệu

Trong quy trình xây dựng thương hiệu không thể thiếu được bước tạo bộ nhận diện thương hiệu. Các thành phần của bộ nhận diện thương hiệu là các yếu tố chính tạo nên tính riêng biệt cho doanh nghiệp. Để trong tương lai một doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể từng bước trở thành doanh nghiệp lớn thì trước tiên cần có sự khác biệt, sức ảnh hưởng và đặc biệt là truyền cảm hứng.

Các yếu tố quan trọng trong bộ nhận diện thương hiệu cần xây dựng là: logo, slogan, bao bì sản phẩm, bộ nhận diện văn phòng,…

5. Quản trị thương hiệu

Khi thương hiệu của doanh nghiệp bạn đang từng bước hình thành, đừng vội cho rằng công việc đã xong. Bạn cần quản lý “công trình” mình vừa xây dựng và duy trì nó lớn mạnh hơn nữa.

Với doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy trình xây dựng thương hiệu để có chỗ đứng trên thị trường có lẽ là một quá trình không hề đơn giản và nhanh chóng. Bạn cần có chiến lược cụ thể cũng như quy trình rõ ràng, sau đó phải xây dựng chiến lược giữ gìn và phát triển thương hiệu nữa. Giống như việc rèn luyện của con người vậy, không phải cứ vài tuần, vài tháng hay vài năm có thể mài giũa nên một nhân tài. Bạn cần chăm chút và nỗ lực trong từng giây, từng phút. Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cần đầu tư cẩn thận, xem xét kỹ càng trong từng bước đi.

Nguồn: Thiết kế

0 0 votes
Đánh giá bài viết
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
he-thong-quan-ly-no-la-gi-loi-the-va-cach-lua-chon

Hệ thống quản lý: nó là gì, lợi thế và cách lựa chọn

bởi admin
Đầu tư vào một hệ thống quản lý có thể rất thuận lợi. Giải pháp giúp kiểm soát các quy trình, ngoài việc...
phan-mem-la-gi-no-co-the-giup-ich-gi-trong-cong-viec-kinh-doanh

Phần mềm là gì? Nó có thể giúp ích gì trong công việc kinh doanh

bởi admin
Sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ và Internet mang đến sự xuất hiện của các thiết bị ngày...
meo-cai-thien-thiet-ke-app

8 mẹo đơn giản để cải thiện thiết kế ứng dụng app di động

bởi admin
Các ứng dụng app có mặt trên tất cả các thiết bị điện thoại thông minh là 1 điều không...
pheu-ban-hang-hieu-trong-thuc-te-no-la-gi

Phễu bán hàng: trong thực tế, hiểu nó là gì!

bởi admin
Trong những năm qua, cách thức kết nối với khách hàng và đặc biệt là cách thức bán sản phẩm...
lam-cach-nao-de-chon-don-vi-tiep-thi-ky-thuat-so-cho-doanh-nghiep

Làm cách nào để chọn đơn vị tiếp thị kỹ thuật số cho doanh nghiệp?

bởi admin
Bạn đã hiểu rằng công ty của bạn cần phải trực tuyến, nhưng bây giờ, bạn cần biết những gì...
tu-dong-hoa-thuong-mai

Tự động hóa thương mại: Cách làm cho thương mại của bạn thông minh hơn

bởi admin
IoT là gì? IoT là một khái niệm dùng để chỉ những thứ được kết nối với internet. Bất kỳ...
BÀI VIẾT XEM NHIỀU
error: Content is protected !!