
Typhography là gì? Typhography là một phong cách nghệ thuật, đươc trình bày và hiển thị theo các chữ cái.
Vậy chúng ta có thể gặp Typhography ở đâu? Chúng ta có thể gặp Typhography ở xung quanh, ở bất kì đâu, ngay cả là những gì bạn đang đọc, những gì bạn đang thấy ở website này, quyển sách, hay đơn giản là những tờ báo hằng ngày. Một kiểu chữ là đại diện cho các chữ cái. Mặc dù mỗi chữ là duy nhất và tồn tại độc lập nhưng chúng đều có một quy tắc chung. Mỗi kí tự thường được chia ra các phần nhỏ khác nhau mỗi phần lại có 1 kí tự riêng Cap, Height, X-height, Serif, Letter-spacing, Baseline, Stroke, Descender, Aperture, Ascender, Leading…. Và dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ về Các thuật ngữ quan trọng về Typhography bạn cần lưu ý khi thiết kế.
Các thuật ngữ quan trọng trong Typhography mà ban cần biết
1. Kerning
Kerning là khoảng trống giữa 2 kí tự liền nhau trong 1 chữ cái. Chẳng hạn như chữ “Không”, thì khoảng cách từ chữ “K”đến chữ “h” hoặc khoảng cách từ chữ “h” đến chữ “ô” được gọi là Kerning. Mặc dù các ký tự thường có các kích thước khác nhau, về chiều dài cũng như chiều rộng nhưng khoảng cách giữa các kí tự thì tương đối là được cân bằng. Do khoảng cách giữa các kí tự khác nhau, không thể 1 khoảng cách mà áp dụng cho tất cả các cỡ chữ, nên các nhà thiết kế cần tư chủ động cân bằng khoảng cách giữa các kí tự. Điều chỉnh Kerning theo cách thủ công sẽ làm cho các nhà thiết kế chủ động hơn.
2. Leading
Leading có thể được hiểu rằng là khoảng cách giữa 2 dòng. Mục địch của Leading là làm cho khoảng cách giữa 2 dòng dãn ra hoặc co lại trong từng trường hợp để chữ dễ đọc hơn. Nếu bạn không chắc chắn về điều mình đang làm thì bạn có thể để khoảng cách mặc định. Nếu sử dụng leading phù hợp sẽ làm cho người dùng các giác thỏai mái và có thiện cảm hơn khi đọc.
3. Tracking
Tracking là độ dài của 1 từ chẳng hạn như từ “ngang” thì khoảng cách từ chữ “n” đầu tiên đến chữ “g” được gọi là tracking. Hay nói cách khác có thể hiểu là Tracking là tổng của Kering. Khi nào thì ta nên chỉnh sửa Tracking? Không phải cỡ chữ nào cũng có 1 Tracking mặc định hoàn hảo ở mọi kích thước. Có chữ ở kích thước nhỏ thì Tracking lại quá lớn, có chữ ở kích thước lớn nhỉ tracking lại quá nhỏ, vì vậy nhà thiết kế phải tự ý thức và điều chỉnh kích thước sao cho phù hợp với mọi tầm nhìn nhất. Đương nhiên với một nhà thiết kế thì việc sử dụng Tracking sẽ mang lại một hiệu quả nghệ thuật bất ngờ.
4. Hierarchy
Hierarchy là cách dòng hàng, dóng cột của văn bản, chẳng hạn như tất cả đều căn phải, căn giữa hoặc căn trái. Hierarchy là một thanh chỉ hướng chỉ hướng mắt của người đọc theo thiết kế của bạn. Nhờ Hierarchy mà bạn có thể hướng mắt người đọc theo thứ tự mà bạn mong muốn, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, từ giữa sang hai bên… nói chung là dựa vào cấp bậc nhấn mạnh mà bạn sắp xếp.
Cách để hướng mắt người đọc rất đơn giản, bạn chỉ cần nhấn mạnh về cỡ chữ, màu sắc… Bạn chỉ cần giữ cho Typhography của mình thật đơn giản, không nên sử dụng nhiều cỡ chữ mà chỉ nên sử dụng các font chữ bổ trợ cho nhau.
Giải mã các thuật ngữ với Typhography
1. Đường cơ sở
Đường cở sở có tên gọi nhưng lại tồn tại một cách vô hình. Đối với Typhography đường cơ sở là một phần quan trọng dùng để đo khoảng cách giữa văn bản và một kí tự.
2. Lưới 4dp
Đường cơ sở của văn bản phải nằm trên Lưới 4dp. Chiều cao của dòng hoặc khoảng cách của các dòng phải chia hết cho 4.
3. Đo lường từ đường cơ sở
Chỉ định khoảng cách các phân tử giao diện người dùng so với đường cơ sở. Đường cơ sở là đường nằm không thay đổi vị trí của các chữ, vì vậy chúng hoạt động trong bất cứ chương trình nào và hoạt động với lưới.
Thay vì để các chữ vào hộp giới hạn, như hình vuông hoặc hình trong, đường bát.. thì bạn có thể giới hạn chúng bởi 1 đường đã có sẵn, cố định theo bên trái, bên phải hoặc ở chính giữa. Điều này làm cho việc triển khai thiết kế dễ dang thuận tiện và nhanh chóng hơn.
4. Cap-height Chiều cao nắp
Cap-Height hay còn gọi là chiều cao nắp. Chẳng hạn như các chữ có cùng kích thước nằm trên cùng 1 dòng phần nhô ra còn lại của chữ được gọi là phần nắp.
Các chữ in hoa tròn và có đường nét sắc nhọn, chẳng hạn chữ O, chữ A, hay chữ S thường bị nhỏ hơn nếu đứng cùng 1 với 1 chữ khác ở cùng một kích thước. Vậy nên khi sử dụng các chữ này bạn nên tự điều chỉnh chúng riêng biệt, chẳng bạn như kéo chúng dài ra và cao hơn cỡ chữ đang sử dụng 1 chút. Điều này sẽ giúp thị giác của mắt cân bằng hơn khi nhìn.
5. X-height
Là khoảng cách từ đường base line đến chân đường cap-height ám chỉ chiều cao của các phông chữ ở các kích cỡ viết thường, không phải viết hoa.
6. Ascender Line và Descender Line
Là phần cao nhất và phần thấp nhất của các ký tự trong 1 chữ.
7. Weight – Độ mỏng – dày của cỡ chữ
Đây là độ tương đối của một chữ cái, độ thanh đậm, và độ dày của đường viền. Có 4 kiểu thông dụng thường dùng là : nhẹ, thường, trung bình, và đậm.
Thực tế, tùy theo thiết kế và tùy từng trường hợp sử dụng mà sẽ có cách tận dụng Typhography khác nhau.Ví dụ các thiết kế cho công trường, thi công xây dựng thì chọn kiểu dày dặn và cứng cáp, rõ ràng, nhưng với các bên spa, sắc đẹp,… thì thường sẽ chuộng sử dụng phông thanh mảnh, mềm mại và nghệ thuật hơn. Do đó, sử dụng linh hoạt trong từng trường hợp sẽ giúp cho thiết kế của bạn trông tuyệt vời và nghệ thuật hơn.
Có thể bạn quan tâm: Thiết kế Profile Công ty