
Giữ gìn thương hiệu thời đại dịch COVID – 19_Năm 2020 là một năm nhiều biến động bởi đại dịch COVID – 19 gây những ảnh hưởng không hề nhỏ tới nền kinh tế toàn cầu. Không ít những thương hiệu vì đại dịch này mà sụp đổ. Câu chuyện gìn giữ thương hiệu chống chọi giữ đại dịch là vấm đề mà các nhà làm doanh nghiệp thực sự quan tâm.
Quá trình tạo dựng thương hiệu không phải là một hành trình ngắn và đơn giản. Thế nhưng, chỉ với vài tháng bệnh dịch, ngành hàng không trì trệ, các nước tạm dừng các hoạt động du lịch, một thương hiệu du lịch đang đà phát triển có thể bị “quật đổ”. Nếu bạn không có một chiến lược vững chắc cho doanh nghiệp thì việc giữ thương hiệu trước sự đi xuống của nền kinh tế là điều không tưởng.
Câu chuyện làm mới thương hiệu thời đại dịch
Thời đại dịch, nếu bạn không tự cứu lấy thương hiệu của mình thì khách hàng hay bất kỳ ai có thể giúp được bạn. Thực tế đã có muôn vàn kiểu làm mới thương hiệu trong mùa dịch mang lại thành công. Ví dụ như câu chuyện của ông Hoàng Anh Tuấn – ông chủ một doanh nghiệp sản xuất khóa điện tử thông minh với “cây ATM gạo”. Giữa tình hình khó khăn thời đại dịch, “cây ATM gạo” của ông đã giúp đỡ cho rất nhiều người khó khăn. Có lẽ trước đó, nhiều người chẳng biết đến doanh nghiệp hay sản phẩm của ông Hoàng Anh Tuấn là gì. Nhưng sau những đóng góp cho xã hội, hẳn là ai cũng biết đến sản phẩm khóa thông minh của doanh nghiệp ông.
Xây dựng chiến lược giữ gìn thương hiệu
Dù là khi tình hình kinh tế ổn định hay trong thời dịch, doanh nghiệp vẫn luôn cần những chiến lược xây dựng, phát triển và gìn giữ thương hiệu. Trong tình trạng kinh tế bất ổn, việc xác định rõ ràng chiến lược phù hợp càng quan trọng hơn. Chủ động trong tình huống này, doanh nghiệp bạn sẽ giảm thiểu được nguy cơ “sụp đổ” thương hiệu và nhanh chóng đi vào phục hồi ổn định sau khi đại dịch lắng xuống, nền kinh tế dần quay lại trạng thái ban đầu.
Trước tình hình dịch bệnh, người đầu tiên chịu ảnh hưởng là khách hàng. Hoạt động tiêu dùng của họ sẽ ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Chính vì vậy, hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng để giúp đỡ họ. Từ đó, doanh nghiệp nên điều chỉnh các chiến lược bán hàng, marketing,… sao cho phù hợp. Hãy tìm cách định vị lại thương hiệu của mình để có thể giải quyết được các khó khăn mà khách hàng đang phải đối mặt.
Hiện nay, dựa vào tình hình thực tế mà có rất nhiều kênh bán hàng phù hợp với nhu cầu khách hàng. Doanh nghiệp cần bắt kịp xu hướng, phát triển bán sản phẩm công ty trên các phương tiện khác nhau thay vì bảo thủ đi theo cách truyền thông như bán hàng trực tiếp. Việc thay đổi cách thức kinh doanh sản phẩm, dịch vụ của mình cũng là một tỏng những chiến lược quan trọng giữ gìn thương hiệu thời COVID – 19.
Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp làm các kế hoạch ngắn hạn của công ty bị trì trệ, gián đoạn. Đã đến lúc doanh nghiệp nên thay đổi cách vận hành, xác định lại chiến lược dài hạn. Ví dụ như việc xây dựng, nuôi dưỡng những khách tiềm năng là một trong những chiến lược và khoản đầu tư dài hạn cho doanh nghiệp.
Chúng ta không thể chắc chắn rằng dịch bệnh khi nào sẽ lắng xuống và bùng phát trở lại một cách bất ngờ. Chính vì vậy, hãy luôn có kế hoạch, chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất. Bên cạnh những chiến lược đổi mới hướng đi cho thương hiệu theo tính thời đại, hãy có những biện pháp sẵn sàng khắc phục khó khăn nhằm giảm rủi ro cho doanh nghiệp.
Đại dịch COVID – 19 là một trận chiến của các thương hiệu
COVID – 19 đã tạo nên một trận chiến giữa các thương hiệu. Nếu không có đủ sức mạnh, thương hiệu của bạn sẽ “bại trận”. Doanh nghiệp dù có lớn mạnh đến đâu thì cũng bị ảnh hưởng nặng nề khi không có cách giữ gìn thương hiệu. Trận chiến này sẽ quyết định ai là kẻ mạnh, ai là kẻ yếu dựa vào tư duy thời cuộc của doanh nghiệp.
Đại dịch ảnh hưởng đến tình hình kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Giữ gìn thương hiệu giữa tình hình bất ổn này là vấn đề đáng quan tâm hàng đầu. Hãy xây dựng một chiến lược rõ ràng, chính xác để thương hiệu của mình có thể “chống chọi” được với những khó khăn thời cuộc.
Nguồn: Thiên Thời