
Thương hiệu đối với mỗi doanh nghiệp là tài sản vô hình có giá trị to lớn. Thương hiệu có thể nói là thành tố quan trọng tạo nên vị thế cho doanh nghiệp trên thị trường. Chính vì vậy, đối với các doanh nghiệp, tập đoàn, công ty hay cửa hàng, việc đăng ký thương hiệu giống như việc khẳng định quyền sở hữu của mình đối với thương hiệu, tránh tình trạng thương hiệu bị ăn cắp hay “đạo nhái”. Và bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập tới Quy trình đăng ký thương hiệu cho cho các doanh nghiệp.
Đăng ký thương hiệu là quy trình đăng ký của các nhân hay tổ chức tại Cục sở hữu trí tuệ về quyền sở hữu hợp pháp của mình đối với thương hiệu. Đó là việc làm quan trọng để các chủ sở hữu bảo hộ cho thương hiệu của mình cũng như quyền sử dụng độc quyền trên lãnh thổ Việt Nam.
Sự cần thiết của việc đăng ký thương hiệu?
Bạn có hài lòng không khi khách hàng mua một sản phẩm làm giả thương hiệu của công ty bạn sản xuất nhưng không nhận ra và phản hồi, đánh giá rằng chất lượng sản phẩm của bạn không tốt? Khi độ phổ biến của một thương hiệu rộng lớn sẽ không tránh khỏi việc bị “ăn cắp” hay “đạo nhái” ý tưởng. Điều này làm cho khách hàng của bạn hoang mang vì nỗi lo mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Để bảo vệ thương hiệu cho công ty của mình, bảo vệ hình ảnh sản phẩm của công ty sản xuất, bạn cần đăng ký thương hiệu cho nó. Pháp luật sẽ bảo vệ sự độc quyền của thương hiệu mà công ty bạn xây dựng.
Vậy quy trình đăng ký thương hiệu gồm những bước nào?
- Thiết kế thương hiệu cần đăng ký
Thương hiệu bạn cần đăng ký là gì? Trước khi tiến hành các thủ tục đăng ký, bạn cần lên ý tưởng và thiết kế thương hiệu cũng như bộ nhận diện thương hiệu cho công ty, sản phẩm hay dịch vụ của mình. Bạn cũng cần xem thương hiệu của mình có bị trùng với bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào đó không vì điều này đôi khi sẽ gây nhầm lẫn cho khách hàng của bạn.
Cuối cùng, khi đã chốt ý tưởng thiết kế, hãy tiến hành các thủ tục đăng ký!
- Tra cứu thương hiệu
Tra cứu thương hiệu là gì? Đó là việc đánh giá về khả năng đăng ký của thương hiệu. Bạn cần biết được thương hiệu của mình có khả năng được cấp giấy chứng nhận hay không. Thông thường, chúng ta có ít kiến thức cũng như kỹ năng để đưa ra các đánh giá sơ bộ này. Bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của các bên có chuyên môn như các công ty luật.
- Nộp đơn đăng ký
Khi xác nhận thương hiệu của mình có khả năng đăng ký, bạn nên nhanh chóng tiến hành chuẩn bị thủ tục và nộp nó tại Cục sở hữu trí tuệ.
- Theo dõi các giai đoạn thẩm định
Đến khi nhận được giấy chứng nhận, đơn đăng ký của bạn sẽ phải trải qua rất nhiều giai đoạn thẩm định. Thông thường, nó sẽ kéo dài trong 16 đến 20 tháng. Chính vì vậy, bạn cần theo dõi quy trình này để đảm bảo bổ sung các tài liệu, giấy tờ cần thiết trong khi kiểm định một cách kịp thời.
- Nhận giấy chứng nhận
Khi Cục sở hữu trí tuệ tiến hành xong quy trình thẩm định, họ sẽ gửi cho bạn thông báo về việc thương hiệu có được bảo hộ hay không. Nếu có khả năng, bạn sẽ phải trả một khoản phí và sẽ được nhận giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu. Nếu không có khả năng, bạn cũng có thể khiếu nại.
- Sử dụng và tiến hành thủ tục gia hạn
Giấy chứng nhận mà Cục sở hữu trí tuệ cấp cho bạn về quyền sử dụng thương hiệu bạn đã đăng ký sẽ có hiệu lực trong thời gian 10 năm (được tính kể từ ngày nộp đơn đăng ký). Tuy nhiên, các cá nhân, tổ chức sở hữu thương hiệu có quyền gia hạn nhiều lần nên bạn có thể tiến hành thủ tục khi đến thời gian gia hạn trong quá trình sử dụng.
Đăng ký thương hiệu là cách bạn bảo vệ cho thương hiệu của mình. Đồng thời, nó cũng thể hiện sự chuyên nghiệp, uy tín của thương hiệu đó đối với khách hàng, đối tác của bạn.
Nguồn: Thiết kế