
Xây dựng chiến lược cạnh tranh mạnh mẽ cho doanh nghiệp của bạn _“Cạnh tranh” là cụm từ được xuất hiện rất nhiều ở thị trường ngày nay, dùng để nói tới tình hình cạnh tranh trong một ngành – gồm một nhóm doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm giống nhau hay thay thế cho nhau. Việc cạnh tranh này sẽ giúp các doanh nghiệp tạo được giá trị lợi nhuận tiềm năng khác nhau.
Cạnh tranh xảy ra khi nhiều đối thủ cùng tạo mặt hàng, dịch vụ giống nhau, ví trị của bạn bị lung lay. Khi đó, bạn cần phát triển, xây dựng chiến lược cạnh tranh mạnh mẽ mà bạn có thể duy trì trong thời gian dài. Để giúp bạn tìm chiến lược phù hợp thì dưới đây sẽ là các chiến lược bạn nên tìm hiểu để chọn cho chiến lược cạnh tranh của mình.
1. Chiến lược về chi phí
Doanh nghiệp lớn thường dùng chiến lược tiết kiệm chi phí nhằm đảm bảo chi phí sản xuất là thấp nhất, từ đó làm giá thành sản phẩm cũng rẻ hơn. Những doanh nghiệp có chiến lược này thường hướng đến mục tiêu khách hàng tìm kiếm mọi sản phẩm, dịch vụ cơ bản, giá cả hợp lý.
Chiến lược cạnh tranh này rất dễ để sao chép, vì đối thủ khác cũng có thể đặt giá thấp hơn để nắm bắt thị trường nhiều phần thắng hơn. Khách hàng cũng thường có xu hướng mua những sản phẩm, dịch vụ có giá thành rẻ hơn và chất lượng cũng phải đảm bảo. Vì vậy, bạn cũng nên lưu ý điều này để có chiến lược phù hợp nhất.
Để có chi phí sản xuất thấp hơn các đối thủ khác thì doanh nghiệp của bạn phải có chỗ đứng trong thị trường và có nhiều lợi thế khác như dễ tìm kiếm nguồn tài nguyên, thiết kế sản phẩm độc đáo, bán được nhiều sản phẩm cho khách hàng lớn.
2. Chiến lược khác biệt
Chiến lược này là chiến lược tạo sự khác biệt trong sản phẩm của mình với của đối thủ, hướng mục tiêu tới chất lượng. Nếu đối thủ chẳng thể cung cấp những gì mà khách hàng mong muốn thì đây sẽ là cơ hội để bạn phát triển doanh nghiệp mình.
Chiến lược tạo ra khác biệt nếu thành công sẽ là chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển lâu dài và thu được lợi nhuận trên mức mà bạn mong đợi.
3. Chiến lược tập trung
Chiến lược tập trung là chiến lượng hướng tới một mục tiêu cụ thể như một nhóm khách hàng, sản phẩm, dịch vụ… Nếu chiến lược tập trung thành công, sẽ giúp doanh nghiệp có chi phí thấp và tạo ra sự khác biệt trong thị trường. Một doanh nghiệp mà chẳng có lợi thế cạnh tranh, chiến lược rõ ràng thì sẽ chẳng có lợi nhuận cao.
Doanh nghiệp hiện nay thay vì cạnh tranh với nhiều đối thủ thì họ lại chọn cách tập trung một hay nhiều thị trường nhỏ để tự bảo vệ doanh nghiệp của mình. Chiến lược này sẽ giúp các công ty hạn chế nguồn lực cạnh tranh hơn. Nhưng nó cần có thời gian, phải nỗ lực liên tục để duy trì phát triển nó.
Kết luận
Như vậy, để có được chỗ đứng vững mạnh trong thị trường gay gắt thời nay, thì bạn phải chuẩn bị, xây dựng chiến lược cạnh tranh mạnh mẽ. Qua bài viết này sẽ một phần nào giúp bạn có những hướng đi rõ ràng. Hãy chia sẻ và bình luận phía dưới nếu như có ý kiến gì về bài viết này.
Nguồn: Thiên Thời Media