
Xây dựng độ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp _Trong vô vàn hạt cát giữa sa mạc, ta là ai? Nếu không khẳng định được mình, phải chăng ngày nào đó ta sẽ biến mất giống các vì sao tinh tú giữa thiên hà kia!? Câu chuyện khẳng định thương hiệu luôn là bài toán mà các doanh nghiệp phải tìm cách giải. Giải đúng thì không ngừng phát triển, xác lập được vị thế cho mình. Còn khi giải sai, doanh nghiệp đành chấp nhận “tan biến” mà chẳng ai nhớ đến mình đã từng tồn tại. Vậy làm cách nào để xây dựng được độ nhận diện thương hiệu cho công ty?
Độ nhận diện thương hiệu là gì?
Là mức độ nhận biết thương hiệu của mọi người. Nó đánh giá hiệu quả chiến dịch quảng bá đã và đang thực hiện. Khách hàng nhớ, nhìn nhận dễ dàng, nhanh chóng chứng tỏ độ nhận diện thương hiệu công ty đó cao.
Tầm quan trọng của độ nhận thương hiệu
Vì sao cần biết độ nhận diện thương hiệu? Nếu chẳng biết mình đang ở mức nào trong lòng và nhận thức khách hàng thì công ty sẽ gặp khó khăn trong việc đưa ra các chiến lược phát triển đúng đắn. Độ nhận diện thương hiệu là thước đo vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, là căn cứ để khẳng định “Tôi là ai?”.
Xây dựng thương hiệu từ những ngày đầu thành lập
Chuyện xây dựng thương hiệu nên quan tâm ngay ở những ngày đầu công ty hình thành. Xác lập vị trí thương hiệu mình trên thị trường là mục tiêu của mọi doanh nghiệp. Đâu có ai muốn mình xuất hiện mờ nhạt, khách hàng không nhớ hoặc nhầm lẫn với một công ty nào đó. Với các startup, trước khi chính thức đi vào hoạt động nên có chiến lược phát triển thương hiệu rõ ràng.
Các bước xây dựng độ nhận diện thương hiệu
Doanh nghiệp dùng bộ nhận diện thương hiệu làm phương tiện tạo dựng độ nhận diện. Xây dựng kế hoạch nhận diện nhất quán rất quan trọng với doanh nghiệp. Chúng ta có thể kiến tạo chúng với những bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu, phân tích, lập chiến lược
Trước khi thực hiện bất cứ công việc gì, chúng ta đều cần nghiên cứu, phân tích môi trường,… Trước khi lập chiến lược xây dựng độ nhận diện thương hiệu, công ty phải khảo sát, phân tích yếu tố khách hàng, sản phẩm, thị trường,…
Bước 2: Thực hiện thử nghiệm
Sau lập được chiến lược, chúng ta phải thử nghiệm. Đôi khi, chiến lược vạch trên giấy với việc thực hiện lại không tương thích với nhau. Vì vậy, thực hiện chiến lược thử nghiệm để xem xét độ khả thi của nó rất quan trọng.
Bước 3: Khảo sát, đánh giá, điều chỉnh
Sau khi thử nghiệm, công ty phải khảo sát, đánh giá, điều chỉnh lại chiến lược phù hợp tình hình thực để đảm bảo khi thực thi sẽ đạt hiệu quả cao.
Bước 4: Thực hiện toàn diện
Khi điều chỉnh xong, bước cuối cùng là thực hiện chiến lược đã xây dựng một cách toàn diện. Sau một thời gian thực hiện cần đánh giá lại để rút kinh nghiệm cho những chiến lược tiếp theo.
Các công cụ để xây dựng độ nhận diện thương hiệu
Ngày nay, để xây dựng độ nhận diện thương hiệu, công ty có rất nhiều công cụ. Ngoài những yếu tố cơ bản như bộ nhận diện thương hiệu gồm logo, profile, slogan,… các công ty có thể truyền thông cho chính mình qua các phương tiện như website, facebook, Instagram. Đây là những kênh truyền thông thương hiệu rất hữu ích.
Độ nhận diện thương hiệu dường như đã trở thành tiêu chuẩn cho sự thành công doanh nghiệp. Chỉ khi khách hàng nhận ra sản phẩm, dịch vụ này do ai cung cấp thì công ty mới có nhiều cơ hội phát triển hơn. Ta là ai giữa hàng nghìn doanh nghiệp kia? Hãy đặt câu hỏi cho mình để xác định được chiến lược đúng đắn tạo dựng nên độ nhận diện thương hiệu cao, bền vững.
Nguồn: Thiên Thời Media